Vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký Hợp đồng mua bán khí (GSPA) giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các Chủ mỏ Lô 05-1b & amp; 05-1c, Hợp đồng đấu nối (TSA) giữa các Chủ mỏ Lô 05-1b & amp;c và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Hợp đồng bán khí (GSA) giữa PVN và PV GAS - Dự án khí Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b & amp;c).
Dự án Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 là một trong những định hướng lớn nằm trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Chính phủ phê duyệt. Dự án do PV GAS làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế 7 tỷ m3 khí/năm, nhằm mục tiêu thu gom khí từ các mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, Thiên Ưng - Đại Hùng và mỏ Sư Tử Trắng - giai đoạn 2 về Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn 2 (GPP2) để sản xuất các sản phẩm LPG, condensate và khí khô thương phẩm, cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ. Đây cũng là dự án được kỳ vọng sẽ kích thích hoạt động thăm dò và khai thác tại khu vực nước sâu bể Nam Côn Sơn, đồng thời tạo tiền đề thay thế đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố trong chiến lược phát triển lâu dài của Tập đoàn Dầu khívà PV GAS.
Trong định hướng tổng thể đó, việc phát triển Dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b và 05-1c, bể Nam Côn Sơn là tiền đề cho sự phát triển của chuỗi Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2, một trong những dự án trọng điểm của PV GAS. Dòng khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đầu tiên dự kiến về bờ vào cuối năm 2020 với tổng trữ lương khí khai thác dự kiến là 16 tỷ m3 khí sẽ góp phần tăng sản lượng khí lên khoảng gần 5 triệu m3 khí/ngày, bổ sung cho các nguồn khí hiện hữu đang suy giảm để cung cấp và đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ; trong đó nguồn cung khí cho sản xuất điện từ khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 22% sản lượng điện cả nước.
Ký Hợp đồng bán khí (GSA) giữa Tập đoàn Dầu khí và PV GAS - Dự án khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b&c)
Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) nằm tại khu vực nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất phức tạp (nhiệt độ cao, áp suất cao) của bể Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 300km về phía Đông Nam, độ sâu mực nước biển từ 110 - 130m. Ngày 4/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1550/QĐ-TTg phê duyệt trữ lượng dầu khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, làm cơ sở cho việc triển khai phát triển mỏ. Ngày 7/3/2017, Bộ Công Thương có Quyết định số 706/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch phát triển đại cương (ODP). Ngày 11/12/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1996/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ (FDP). Theo đó, mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) dự kiến bắt đầu khai thác dòng dầu, khí thương mại đầu tiên trong quý III/2020.
Việc Tập đoàn Dầu khí, PV GAS và các nhà thầu Lô 05-1b và 05-1c tiến hành ký kết các Hợp đồng mua bán khí và Hợp đồng dịch vụ đấu nối của Dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đánh dấu quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững giữa Tập đoàn Dầu khí, PV GAS và các đối tác nước ngoài cũng như sự phát triển bền vững của dự án. Tỷ lệ tham gia của các Chủ mỏ trong Hợp đồng dầu khí (PSC) Lô 05-1b và 05-1c bao gồm: Idemitsu Kosan Co., Ltd.: 43,08% và là Nhà điều hành; Teikoku Oil (Con Son) Co. Ltd.: 36,92% và Tập đoàn Dầu khí: 20%.
Đọc thêm:
- Chủ tịch HĐTV Petrovietnam làm việc với các công ty dầu khí Hoa Kỳ
- Bổ nhiệm ông Nguyễn Hùng Dũng giữ chức vụ Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Thư chúc mừng của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Trần Sỹ Thanh nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống thi đua yêu nước
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với Công ty TNHH Lọc hóa Dầu Nghi Sơn
- Hội thao ngành Dầu khí khu vực phía Nam 2018 thành công tốt đẹp
- Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam? Bài 1: Non trẻ nhưng vinh quang
- Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam? Bài 3: Tính đặc thù của ngành dầu khí
- Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam? Bài 2: Người dầu khí lao động như thế nào?
- NSRP xuất bán lô sản phẩm thứ hai: xăng RON 95
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành vượt mức từ 2 – 18% các chỉ tiêu sản xuất 4 tháng 2018